Diễn Đàn Cây Cảnh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cách chăm sóc cây sanh

Go down

Cách chăm sóc cây sanh Empty Cách chăm sóc cây sanh

Bài gửi by Admin Thu Jun 06, 2013 4:54 pm

Lá xanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính.



Sanh có tên khoa học là Ficus indica L. thuộc họ Morace
Đặc điểm hình thái cấu tạo:
Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường gọi là rễ khi sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây . Cành dẻo dễ uốn.

Lá xanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.

* Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:

Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.

Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

* Kỹ thuật nhân giống:

Sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính (từ hạt ) và phương thức vô tính ( từ cành râm, cành triết).

*Kỹ thuật trồng: Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.

Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như : cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển cuả cây và làm cho thân cây chóng to

Hạt sanh khi nảy mầm mọc xanh mướt như Mạ non vậy . Nhưng rất khó để dưỡng nó lớn . Những người trồng cây cảnh lâu năm cũng bó tay . Mặt khác Sanh là loại mọc rất nhanh chiết cảnh là cách nhanh nhất vì vậy ít ngượi đi nhân giống bằng cách trồng từ hạt . Thường thì người ta chiết cành Sanh . Sau đó dưỡng cho lớn thân,mọc dài ra . Tiếp đó Bó gốc rồi lại chiết chính phần ngọn dùng để bó đó . Như vậy với tầm vài chục cây giống . Người làm nghề cứ bó gốc lại chiết - chiết lại dưỡng cho rễ khoẻ,thân to - lại tiếp tục bó gốc - lại chiết vv . chiết -bó-chiet-bo-chiet .... bỏ luôn qua nhân giống bằng hạt .
Cho dù hạt của ba bạn có gieo ,lớn,trưởng thành cho đến khi đường kính gốc đạt được 5-6 cm cũng phải mất ít nhất 5-6 năm . Trong khi với phương pháp chiết phần ngọn hoặc cành . Chỉ cần hai năm là có đường kính gốc 5-6cm rồi bạn ạ .
Trường hợp bạn ko có cành,ngọn để chiết . Tìm mua thân Sanh gốc to về trồng,gốc xấu cũng được . Chặt ngang để nó tái sinh . Giữ lại vài thân to nhất dưỡng cho lớn rồi làm công tác chiết còn nhanh hơn là trồng từ hạt .


còn cách gieo hạt sanh thì có nhiều cách lắm bạn.mình cũng gieo vài lần rồi rất tốn công.nhưng bạn có thể áp dụng cách của mình thử xem.bạn lấy sơ dừa.trọn với cát hạt lớn.tỉ lệ 40-60.rồi cho vào khay để gieo hạt.con hạt giống thì bạn cũng nênh chọn lựa cây bố mẹ để lấy hạt.vì sanh có rất nhiều loại.lá to.lá nhỏ...rể nhiếu .ít rể.và một số giống có củ rất to khi là cây con.
sâu khi bạn lấy hạt rồi thì ngâm vào nước rửa xạch rồi lọc vở bỏ đi để khoảng 4 đến 5 tiếng rối rắc nhẹ hạt lên đất ươm.sâu đó thì phủ một lớp cát hạt lớn mỏng thôi.để giữ ẩm.và không cho kiến nó tha hạt đi.và tưới nước giữ ẩm cho hạt.tránh để khay trồng ngoài trời mưa lớn nha bạn.đợi khoảng 2 tuần .thì cây con sẽ mọc.lúc đầu cây sanh con rất yếu ớt.bạn phải chăm nó cẩn thận.đừng để mấy con trùng gây hại,vì rất nhiều côn trùng nó thèm sanh con.sâu khi cây con có 2 lá mầm cứng cóp .thân lớn khoảng nửa cây tăm thì bạn bứng đem ra bịch riên mà trồng,cho cây khỏe.với dễ chăm sóc.và từ từ nó xẽ hình thành một cây sanh con đẹp sâu này

còn bạn muốn sanh ra rễ tốt thi cũng có nhiều cách và nhiêu yêu tố lắm.mấy cái ni thì phải tìm sư phụ thui hehhe
trước tiên là bạn chẩn bị đất trồng cho phù hợp.tốt.sốp.để cho cây khỏe và cho nhiều rể thì trong thời gian cây con.bạn tác động vào nó ít thôi.để cho nó phát triển thật thoải mái thì rể bung ra mới nhiều.và chọn rể phù hợp đế chơi,và một phần do giống nữa bạn à.đây là một it kinh nghiệm của riên mình.mong bạn đừng chê
chúc bạn mau có sanh đẹp để chơi.
và tích lũy được nhiều kinh ngiệm để cho ra những tác phẩm đẹp
Nhìn qua những trang “cảo thơm” trong tâm thức sinh hoạt của người Việt, chúng ta nhận thấy cây sanh được trồng và được ưu tiên trình bày ở nơi trang trọng hoặc ở mặt tiền nhà - một nếp văn hoá đậm màu truyền thống và bản sắc văn hoá nhà Phật. Sanh là chữ đầu tiên của quá trình Tứ diệu đế (sanh, lão, bệnh, tử) để chỉ một vòng khép kín, viên mãn của một đời người. Rồi từ đó, sanh còn cho một nghĩa phái sinh, là bước tiên khởi trong công việc làm ăn.
Không riêng gì các cơ sở kinh doanh lớn, những hộ kinh tế tư nhân vừa hoặc nhỏ mà đến cả các tầng lớp nhân dân thảy đều nuôi trồng và vun đắp… cho một chữ sanh! Sanh mang lại niềm vui phước lộc và hứa hẹn những điều cát tường. Bằng chứng, người ta đã “xin điểm” cho biển số xe, rồi đến số điện thoại. Gần đây nhất là uống bia tính chai. Uống 4 chai coi như… hỏng, phải khui thêm 1 chai nữa, để được… sanh! Biển số xe 9 điểm đích thị là biển số… sanh. Xem ra thế giới chúng ta đang vận động là luôn ở bước khởi đầu…
Để được cụ thể hơn trong cái nhìn về văn hoá thưởng thức cây sanh hiện nay, chúng tôi gặp anh L., và bằng chất giọng của người xứ Thanh, anh chỉ tay vào một cây sanh cao chừng 40 cm có giá tới 10 triệu đồng ở Quy Nhơn, nói: “Tôi chuyên mua sanh để bán lại cho các kiến trúc nhà ở, một loại hình nghệ thuật trang trí đang thịnh, nhưng cây sanh này thì không thể “chơi” được, chưa biểu trưng cho nhiều điều… Nó lùn quá, “tay chân” tuy bụ bẫm nhưng lại ngoằn nghèo. Phải cao lên nữa và thoáng một cách hiên ngang như cây tự nhiên. Hãy giới thiệu cho tôi một cây khác, phù hợp hơn.” Người nghe hơi hụt hẫng vì cách “chê” của anh, cứ ngỡ gặp sanh anh sẽ mua dễ dàng. Và điều đó thật hiển nhiên. Bởi trước và sau anh L. đã đi nhiều vườn cây khắp cả tỉnh, một năm anh vào Bình Định đến 4, 5 lần, nhưng lại chỉ chọn được một ít cây đạt tiêu chuẩn theo cách nhìn của người Bắc bộ.
Với kiểng cổ Nam bộ, chúng ta thấy cây sanh luôn được chọn để tạo thế (phụ tử, phu thê…). Bên cạnh thân chính, ở gốc còn có một thân phụ nữa. Thường thân chính có 5 tàn, thân phụ 3 tàn, tượng trưng cho tam cang nhũ thường… Ở miền Trung và miền Bắc ít thấy tạo kiểng như Nam bộ. Người Bình Định, nhất là lớp trẻ, họ tạo sanh dáng trực 5 tàn không giống các trường phái khác với đặc điểm gốc thật lớn, chiều cao vừa phải, mang ý nghĩa sanh trong sanh.
Sanh dễ trồng và dễ chăm sóc, sống được ở nước hoặc ở đất trong thời tiết khắc nghiệt với tuổi thọ và sức chịu đựng rất cao. Được ưa chuộng nhất hiện nay vẫn là sanh bám đá với nhiều rễ tua tủa, chắc nịch; dễ dàng phối cảnh cùng đá trong một chậu khay mỏng bên núi cao, bên sông sâu - như một bức thuỷ mặc cổ kính. Và đây chính là chủ đề nghệ thuật mới mà người Bình Định chưa thể đáp ứng hàng loạt cho nhu cầu ưa thích của người Hà Nội.
Chúng tôi gặp lại anh C., anh D. – những người chuyên mua bán, khai thác cây rừng ở Tuy Phước và nghe các anh kể: “Chúng tôi lùng sục khắp các ngóc ngách ở miền quê lẫn núi rừng và đã bán được nhiều cây sanh cho những vườn kiểng ở Hải Dương, Hà Nội. Sanh bám đá được ưu tiên chọn trước với giá cao hơn. Chúng tôi bán được sanh vì người mua nghĩ đơn giản rằng sanh là sinh sôi nẩy nở, là hiện thân của những điều mới mẻ. Ở Hải Dương, họ bán ra dễ dàng với số lượng nhiều cho hai thành phố lớn ở hai đầu của tỉnh là Hà Nội và Hải Phòng”.
Trong nhịp điệu xây dựng hiện nay, hầu hết nơi nào cũng mua cây cảnh để trang hoàng, trong đó ít nhất cũng có một cây sanh. Có lẽ sanh còn mang hình ảnh thân quen của “cây đa đầu làng” đến với kiến trúc công nghiệp hiện nay. Bằng cái nhìn nhà nghề trong mỹ quan đô thị, anh T., kiến trúc sư ở TP Quy Nhơn tâm tình: “Trước khi xây dựng khuôn viên Seaview của Công ty Du lịch Bình Định, chúng tôi cùng chủ đầu tư cho rằng cây dương liễu có thể chặt bớt cho thoáng, nhưng nên giữ lại những cây sanh và cây bồ đề trường sanh bất lão hiếm có này, và dựa vào cây có sẵn để thiết kế xây dựng. Anh thấy đấy, bây giờ chúng trở nên “rất tuổi tác” và hài hoà bên cạnh một kiến trúc hiện đại, thơ mộng gần biển cả.”
Trong mấy năm gần đây, Bình Định đã xuất ra ngoài tỉnh cả ngàn cây sanh lớn nhỏ (kể cả sanh khai thác ở núi rừng). Hiện nay trong tỉnh, nguồn này đã dần cạn kiệt, nghĩa là tìm sanh đẹp để đáp ứng nhu cầu thị trường e rằng hiếm. Vì vậy, người nông dân ở các huyện đang trở lại với bước đầu tiên của nghề trồng sanh, còn người làm cây cảnh ở phố thì đang bắt đầu tạo dưỡng sanh… Dường như, tất cả mọi hoạt động của người làm sinh vật cảnh ở Bình Định đang ở giai đoạn khởi bước của quy trình Tứ diệu đế.

Theo: phununet.com

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 22
Join date : 06/06/2013

https://diendancaycanh.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết