Diễn Đàn Cây Cảnh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SÂU BỆNH GÂY HẠI CHO CÂY MAI (PHẦN 1)

Go down

SÂU BỆNH GÂY HẠI CHO CÂY MAI (PHẦN 1) Empty SÂU BỆNH GÂY HẠI CHO CÂY MAI (PHẦN 1)

Bài gửi by Admin Thu Jun 06, 2013 4:22 pm

Cây mai vàng cũng là đối tượng thường xuyên bị sâu bệnh tấn công. trong tự nhiên, do cây phát triển một cách thuận lợi,cho nên khả năng chống chịu với sâu bệnh của nó rất cao. Nhưng đối với cây mai được trồng trong chậu, điếu kiện sinh thái của nó khác hẳn so với tự nhiên, nó rất dễ mẫn cảm với sâu bệnh. Một vấn đề khác nữa là ở nhà vườn thường trồng với số lượng lớn, mật độ dày, sản xuất chuyên biệt cây mai, cho nên đây là điều kiện môi trường thuận lợi và lý tưởng cho sâu bệnh phát triền liên tục, tấn công vào cây mai dễ dàng hơn so với trong tự nhiên.
Đặc điểm sinh thái của nhà vườn là sản xuất chuyên canh làm cho sâu bệnh có điều kiện tồn lưu trong đất và môi trường qua các mùa, do đó nó có điều kiện tấn công liên tục vào cây mai, làm cho cây bị bệnh và suy yếu dần. theo quan sát và kinh nghiệm của chúng tôi sự thất bại của người trồng mai đa phần là bởi lý do này.
Khi bị sâu bệnh tấn công, sẽ làm cho cây bị mất sức, hao kiệt dinh dưỡng, bộ lá sẽ hư hại và rụng sớm. Nếu trường hợp cây vẫn còn đủ sức cầm cự giữ được bộ lá, thì mùa tết hoa nở cũng ít, hoa nhỏ và nở bất thường. Trường hợp xấu hơn là dẫn tới cành nhánh chết dần, chất than và chết luôn cây.
Việc phòng trừ sâu bệnh là một việc làm quan trọng trong việc nuôi trồng cây mai. Có thể nói nó quyết định kết quả của việc nuôi trồng mai trong suốt cả năm.
Những đối tượng phá hại trên cây mai gồm có:
A- Côn trùng gây hại:
1. Sâu hại
Sâu hại thường phát triển mạnh và tấn công cây mai vào thời điểm đầu năm, lúc này điều kiện thời tiết nắng ấm, cây mai ra nhiều lá non, đó là nguồn thức ăn lý tưởng cho sâu, đây chì là quy luật phát triển của sâu hại trong tự nhiên.
Có nhiều loại sâu phá hoại trên cây mai như: sậu tơ, sâu long (sâu nái), sâu cuốn lá, sâu đục thân, …Ngoài ra, đôi khi quan sát trên lá mai cũng thấy một số lá trên cây bị cắt thành những đường bán nguyệt như là bị sâu cắn phá, nhưng thực chất đó là do tò vò cắn lá làm tổ, ít gây tác hại như sâu, thường cắn phá chồi non.
Để tiêu diệt sâu có thể bằng nhiều cách, đơn giản nhất là dung biện pháp thủ công như bắt bằng tay, cắt bỏ phần kén sâu,… thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện sớm. Nếu sâu phát triển mạnh thì biện pháp dùng thuốc hóa học là cách triệt để nhất.
Có thể dùng một số loại thuốc trừ sâu hiên nay có bán trên thị trường như: Sherpa, Regent, Bassa, Karate, …để phòng trừ.
Đối với sâu đục thân rất khó phòng trị chúng, nên tìm ra lỗ đục của nó mà tiêm thuốc vào là hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Có thể dùng thuốc dạng hạt như Furadan, Basudin … trộn vào đất để tiêu diệt những côn trùng hại rễ như sung đất, tuyến trùng…
2. Côn trùng chích hút
- Rệp: có các loai rệp như rệp sáp, rệp vảy, rệp hồng, … Chúng thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, thiếu nắng. Rệp thường bám vào nách lá, hoặc các vêt nứt trên vỏ, cành mà chích hút nhựa. CHúng còn là nhân tố dẫn đường cho nấm bệnh phát triển. Như rệp muôi khi hút nhựa thì chất thải của chúng thải ra do có hàm lượng đường cao, đây là môi trường cho nấm bồ hóng có điều kiện phát triển mạnh, trên bề mặt của lá như bám một lớp muội đèn, làm giảm khả năng quang hợp của lá, lá thường bị rụng sớm.

Các loại thuốc chuyên phòng trị rệp như sau: Suprathion, actara, Admire, …
- Bọ trĩ: đây là đối tượng nguy hiểm phá hại nặng nhất trên mai. Khi cây mai ra lá non là thời điểm chúng tấn công mạnh nhất.
Bọ trĩ tấn công ở phần lá non và đỉnh sinh trưởng, chúng cạp vào biểu bì lá non mà hút nhựa, làm cho lá khi phát triển bị biến dạng, lá quăn queo, nhỏ, khô giòn và mau rụng.

Nếu phát hiện chậm chúng sẽ làm cho tược non, lá non bị thương tổn nặng nề, cây bị kiệt sức, đưa đến cành bị khô nhựa, teo tóp , ngọn mới sẽ không phát triển được một cách bình thường.
Bọ trĩ thường phát triển mạnh vào mùa nắng nóng và khô hạn, vào mùa mưa, có độ ẩm cao, khả năng sinh sản của chúng bị giới hạn. Con trưởng thành rất nhỏ, di chuyển nhanh nên khó quan sát thấy, kích thước từ 1-1.5mm, màu đen, con non có màu vàng ngà. Vòng đời của chúng rất ngắn, trời càng nóng khô, chúng càng sinh sản mạnh, có thể từ 4 đến 10 ngày một chu kỳ.
Nên chủ động phun thuốc để phòng trị bọ trĩ, vào lúc cây ra lá non, là lúc mà bọ trĩ sinh sản phát triển mạnh, do đó phun thuốc vào thời điểm này là tốt nhất. Một đặc điểm của bọ trĩ là rât mau lờn thuốc, cho nên lưu ý cần phải luân phiên thay đổi gốc hóa học của thuốc, mới phòng trừ triệt để được.
Các loại thuốc thường dùng để trừ bọ trĩ hiện nay như: Confidor, Lannat, …
- Nhện đỏ: có kích thước rất nhỏ, con trưởng thành khoảng 0.5mm. Chúng cũng phát triển mạnh vào mùa khô. Con non và con trưởng thành đều ở mặt dưới lá, đặc điểm của chúng là thường sống ở những lá bánh tẻ và lá già. Chúng cạp biểu bì và hút nhựa, làm cho lá bị nâu rám, lốm đốm và dễ khô rụng. Vòng đời của chúng cũng rất ngắn từ 14 đến 16 ngày và phát triển gần như quanh năm.

Một số loại thuốc phòng trừ nhện đỏ hiện nay như Kelthane, Ortus, …

(còn tiếp)
Theo: thanhtambonsai.com

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 22
Join date : 06/06/2013

https://diendancaycanh.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết