Diễn Đàn Cây Cảnh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kỹ thuật trồng Sen

Go down

Kỹ thuật trồng Sen Empty Kỹ thuật trồng Sen

Bài gửi by Admin Thu Jun 06, 2013 7:41 pm

Sen có nguồn gốc ở Châu Á, xuất phát từ Ấn Độ (Makino, 1979), sau đó lan qua Trung Quốc và vùng Đông Bắc Úc Châu. Sen là loại thuỷ sinh được tiêu thụ mạnh khắp Châu Á. Lá, bông, hạt, củ đều là những bộ phận có thể ăn được. Riêng bông sen được sử dụng trong nhiều lễ hội ở các nước Châu Á. Tuy nhiên, củ sen lại có thị trường lớn nhất so với bộ phận khác của cây sen.

I. THỜI GIAN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY SEN:
- Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây sen dao động từ 4-5 tháng tuỳ thụôc vào việc sử dụng giống và thời gian lưu gốc:
- Nếu sử dụng giống bằng cây con gieo từ hạt thì thời gian từ nảy mầm đến khi thu hoạch là 5 tháng.
- Nếu sử dụng giống bằng ngó sen con thì thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch là 4 tháng.

II. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG CANH TÁC SEN:

1. Kỹ thuật làm đất:

- Tuỳ theo điều kiện khí hậu và đất đai, mùa vụ để xác định phương pháp làm đất thích hợp.
- Tiêu chuẩn làm đất: Đảm bảo độ sâu thích hợp, nhuyễn bùn, phẳng và sạch cỏ dại.
- Kỹ thuật làm đất: trục xới đất thành một nền bùn dày khoảng 30 cm, rãi vôi lượng từ 300 – 500 kg/ha (trên vùng đất phèn), rãi lân với lượng từ 100 – 150 kg/ha. Cho nước cào ruộng khoảng 20 – 30 cm.

2. Thời vụ gieo trồng:

- Vụ Đông Xuân: Trồng vào tháng 12 đến tháng 1dương lịch
- Vụ Hè Thu: Trồng từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch
Trồng trên vùng đất có đê bao chống lũ triệt để, để tăng vụ.

3. Mật độ trồng:

Mật độ (2.000 cây/ha):
+ Cây cách cây: 2 – 2,5 m
+ Hàng cách hàng: 2,5 – 3 m

4. Giống:

Thường sử dụng ngó sen để làm giống rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây sen. Nếu gieo hạt thì sau 7 ngày cây sen sẽ mọc, sau đó tách ra để trồng (Thời gian từ gieo hạt đến lấy giống để trồng là 23 ngày).
- Thời gian xuống giống 5 ngày sau khi làm đất tiến hành cấy giống xuống

5. Kỹ thuật bón phân:

- Yêu cầu bón đầy đủ, cân đối NPK đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng suốt trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây sen.
- Kỹ thuật làm cỏ sục bùn: Phải xới sâu kỹ, đều khắp, sạch cỏ dại ở giữa ruộng, trong gốc sen và xung quanh bờ.
- Tùy theo vùng đất có thể áp dụng công thức phân bón như sau:
180N - 100 P2O5 - 150 K2O.
Cách bón như sau:
+ Bón lót: 500kg vôi – 1/4N – 1/2 P2O5 – 1/4 K2O.
+ Bón thúc lần 1: 30 NST: 1/4N – 0 P2O5 – 1/4 K2O. bằng cách sạ đều xung quanh cây con.
+ Bón thúc lần 2 : 60 NST: 1/4N – 1/2 P2O5 – 1/4 K2O.
+ Bón thúc lần 3: 90 NST: 1/4N – 0 P2O5 – 1/4 K2O.
- Tưới nước: Nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu được với cây sen, mực nước trong ruộng nên giữ ở mức từ 20 – 30 cm

6. Bảo vệ Thực vật:

-Theo đề tài Nghiên cứu Kỹ thuật trồng Bảo quản và Chế biến hạt sen của Trường Đại Học Cần Thơ:
- Sâu hại sen: Theo kết quả điều tra có 13 loài sâu hại trên cây sen ở trong vùng trong điểm, chủ yếu trên giống sen lấy hạt của Đài Loan, Trong đó hai loài sâu hại quan trọng là Sâu ăn tạp Spodoptera litura(Noctuidae,Lepidoptera) và bù lạch Scirtothrips dorsalis (thripidae, Thysannoptera).

Sâu ăn tạp
Sâu ăn tạp Spodoptera litura thường xuất hiện và gây hại trong mùa nắng, chủ yếu ăn lá non đến trưởng thành. Sâu lớn nên dể thấy, ăn nhiều làm rách lá nên nông dân rất sợ và phun nhiều loại thuốc có độc tính cao để trị như: Lanate, Confidor. Tuy nhiên sâu có một số nhược điểm sau: sâu chỉ ăn rãi rác từng lá, phải vào bờ hóa nhộng, sâu sống tập trung nên dể trị bằng thuốc theo 4 đúng. Một số nông dân có kinh nghiệm trong lúc thu hái hoặc đi chăm sóc nếu phát hiện thì hái lá sen gói lại vùi xuống đất để giết sâu biện pháp này không tốn tiền hiệu quả rất cao.

Bù lạch Scirtothrips dorsalis:
Bù lạch Scirtothrips dorsalis: xuất hiện suốt vụ thường có mật số rất cao trong mùa nắng, tấn công hầu hết trên các bộ phận còn non của cây nên gây hại nhiều đến năng suất. Triệu chứng dể thấy trên lá bị co rúm, làm giảm quang hợp, cuống bị chai sần và quăn queo, gương nhỏ và méo mó, hạt không chắc hoặc bị thoái hóa. Bù lạch có kích thước rất nhỏ có mật số rất cao nhiều khi lên đến 1000 con/lá và vòng đời ngắn khoảng 2 tuần lễ, nên rất khó cho nông dân phát hiện và trị dứt điểm. Do đó nhiều nông dân thâm canh đã phun thuốc liên tục trong suốt vụ.
Ngoài ra một số đối tượng khác xuất hiện và gây hại trên cây sen như: dòi đục lá chỉ gây hại trên lá trải; Cào cào gây hại trên lá bông, gương; Rầy mềm gây hại trên lá, bông non; Ốc bươu vàng gây hại trên Ngó, lá mát; Chuột gây hại trên gương…

Bệnh hại:
Bệnh hại: Chủ yếu bệnh thán thư Colletotrichum sp. gây hại nặng nhất trên cây sen tấn công trên hầu hết các bộ phận của cây sen như: Lá, bông, hạt, gương; các bệnh khác xuất hiện lẻ tẻ không quan trọng. Bệmh gây hại quan trọng nhất là lá và bông khi còn dưới mặt nước nấm bệnh đã tấn công khi lú khỏi mặt nước bệnh đã làm thối lá hoặc bông vì vậy việc phun thuốc hiệu quả rất thấp. Bệnh gây hại rất nặng có những lúc bệnh xuất hiện gây hại với tỷ lệ 40-50%, tuy nhiên cây sen có khả năng đền bù rất lớn nên ít ảnh hưởng năng suất mà chỉ chậm thời gian thu hoạch của đợt đó. Theo kinh nghiệm để phòng trừ đạt hiệu quả lúc sen ra đọt non, bông rộ rút nước cạn phun thuốc ngừa bằng những loại thuốc đặc trị sau 3 ngày cho nước vào ruộng trở lại hiệu quả khá cao.

7. Thu hoạch và bảo quản:
Là một trong những khâu quan trọng nhằm đảm bảo sản lượng và chất lượng của hạt sen.
* Thu hoạch:
- Từ khi ra hoa đến 25-27 ngày sau bắt đầu thu hoạch.
Tiêu chuẩn
+ Loại I: nhân trong vỏ sen cứng, đúng độ già, có tinh bột nhiều hạt nằm trong gương hơi lỏng, đầu núm hạt đen, đầu vỏ hạt có màu vàng nhạt (Màu vàng da cam), xung quanh vỏ hạt sen trong gương còn màu xanh tươi. Số lượng hạt chắc đạt từ 12 hạt trở lên.
+ Loại II: Tiêu chuẩn như loại I, chỉ khác số lượng hạt chắc đạt từ 5-11 hạt.
+ Loại II: Tiêu chuẩn như loại I, chỉ khác số lượng hạt chắc đạt dưới 5 hạt.
+ Không nên thu hoạch khi sen còn non hoặc để sen quá già mới thu hoạch làm giảm giá trị, không xuất khẩu được.

Thời gian hái:
Tuỳ thuộc vào thời tiết, trạng thái hạt sen non hay già mà có thời gian 1 lần thu hái dao động trong khoảng từ 3-5 ngày, khoảng cách giữa các lần thu hái là 1 ngày. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 40-50 ngày, sau đó cây sen tàn dần.

[replacer_img]
Thu hoạch sen lấy ngó


8. Bảo quản và chế biến:

Hiện nay các sản phẩm của sen như: hạt sen bóc vỏ lụa, loại bỏ tim sen đông lạnh xuất khẩu sang Đài Loan đây là chủ lực trong chế biến sản phẩm sen; chế biến hước hạt sen đóng chai; chế biến hạt sen đóng hộp; chế biến sản phẩm ăn liền từ hạt sen như sen luột, sấy…

9. Lưu gốc:

- Sau khi thu hoạch xong tiến hành lưu gốc bằng cách trục đất theo băng, trục một đường với chiều rộng là 2 m, chừa lại 1 đường với chiều rộng là 0,8 m, rồi lại tiếp tục trục đến khi hết ruộng.
- Sau khi trục xong cho nước vào ruộng khoảng 20 cm; 10 ngày sau cây sen sẽ mọc lên tiếp tục chăm sóc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như ban đầu.

Tác giả bài viết: Theo: Cổng Thông tin điện tử huyện Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 22
Join date : 06/06/2013

https://diendancaycanh.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết